Ý NGHĨA CÁC KÍ HIỆU TRÊN ĐỒNG HỒ ĐEO TAY PHỔ BIẾN NHẤT

Bất cứ ai từng sử dụng qua đồng hồ đều từng bắt gặp nhiều ký hiệu trên đồng hồ đeo tay được các nhà sản xuất đính kèm. Và tất nhiên, không phải người dùng nào cũng hiểu hết những ký hiệu đó. Bài viết dưới đây Dwatch Luxury sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên. Nhờ vậy, khi mua bạn sẽ hiểu rõ hơn về sản phẩm và chọn được phiên bản tốt nhất!

Ý NGHĨA CÁC KÍ HIỆU TRÊN ĐỒNG HỒ ĐEO TAY PHỔ BIẾN NHẤT

Xem thêm: 100+ các mẫu đồng hồ Siêu Cấp Thụy Sỹ tại DWatch Luxury

Ý NGHĨA CÁC KÝ HIỆU TRÊN ĐỒNG HỒ ĐEO TAY PHỔ BIẾN

Với lịch sử phát triển nhiều thế kỷ, cùng sự ra đời của hàng trăm thương hiệu khác nhau, rất nhiều ký hiệu trên đồng hồ xuất hiện và mang nhiều ý nghĩa riêng. Dưới đây là 10 ký hiệu phổ biến nhất hiện nay, giúp bạn không cần đọc sách hướng dẫn sử dụng cũng có thể hiểu một cách đơn giản, dễ dàng.

1. KÝ HIỆU BỘ MÁY

Quartz: Đây được xem là dòng máy phổ biến nhất hiện nay và được sử dụng gần như bởi tất cả các thương hiệu lớn nhỏ trên thế giới. Máy quartz còn được biết đến nhiều tên gọi khác nhau như đồng hồ thạch anh, đồng hồ pin…Có cấu tạo khá đơn giản, sử dụng năng lượng trực tiếp từ viên pin đi kèm.

Automatic Movement: Cũng có độ phủ sóng không thua kém máy quartz, dùng để chỉ các mẫu đồng hồ cơ hoạt động 100% bằng chuyển động cơ học thông qua cơ chế lên dây cót. Đa số các sản phẩm có ký hiệu trên đồng hồ này ngày nay đều hỗ trợ lên cót tự động và tay cùng lúc.

Eco-Drive, Solar Power: Cả 2 đều nói đến dòng đồng hồ năng lượng ánh sáng với khả năng hấp thụ nguồn sáng và chuyển hóa thành điện năng. Tuy nhiên, Eco Drive lại là ký hiệu trên đồng hồ Citizen độc quyền sản xuất, còn Solar Power được sử dụng rộng rãi bởi nhiều thương hiệu khác nhau.

Kinetic: Là ký hiệu trên đồng hồ đeo tay dành riêng cho các sản phẩm của Seiko. Điểm khác biệt của các phiên bản này là sự kết hợp giữa máy cơ và pin giúp gia tăng thời gian sử dụng, cũng như khắc phục nhược điểm của các dòng máy trên.

2. KÝ HIỆU TÊN THƯƠNG HIỆU

AP: Audemars Piguet. Nhà sản xuất đồng hồ lâu đời và xa xỉ hàng đầu của Thụy Sĩ.

AL & S: A. Lange & Sohne. Nhà sản xuất đồng hồ xa xỉ hàng đầu của Đức.

BP: Blancpain. Nhà sản xuất đồng hồ lâu đời và xa xỉ hàng đầu của Thụy Sĩ.

B & M: Baume et Mercier. Nhà sản xuất đồng hồ cao cấp của Thụy Sĩ.

GP: Girard Perregaux. Ở đây GP là Girard Perregaux, nhà sản xuất đồng hồ lâu đời và xa xỉ hàng đầu của Thụy Sĩ chứ không phải chữ viết tắt của Gold Plate như đã đề cập phần trên.

GO: Glasshutte Original. Nhà sản xuất đồng hồ xa xỉ hàng đầu của Đức.

JLC: Jaeger LeCoultre. Nhà sản xuất đồng hồ lâu đời và xa xỉ hàng đầu của Thụy Sĩ.

ML or MLC: Maurice LaCroix. Nhà sản xuất đồng hồ xa xỉ của Thụy Sĩ.

PP: Patek Philippe. Nhà sản xuất đồng hồ xa xỉ đẳng cấp nhất Thụy Sĩ.

UJ & S: Urban Jurgensen & Sonner. Nhà sản xuất đồng hồ xa xỉ của Thụy Sĩ.

UN: Ulysses Nardin. Nhà sản xuất đồng hồ xa xỉ hàng đầu của Thụy Sĩ.

VC: Vacheron Constantin. Nhà sản xuất đồng hồ xa xỉ lâu đời hàng đầu của Thụy Sĩ.

DW: Daniel Wellington. Thương hiệu đồng hồ, trang sức nổi tiếng của Thụy Điển.

CK: Calvin Klein. Hãng thời trang và đồng hồ quen thuộc trên toàn thế giới đến từ Thụy Sĩ.

3. KÝ HIỆU NGUỒN GỐC XUẤT XỨ

Swiss Quartz: Đây là ký hiệu trên đồng hồ dùng để chỉ đến các phiên bản sử dụng bộ máy quartz đến từ thương hiệu Thụy Sĩ.

Quartz Movement: Giống như trên nhưng thay vì đến từ Thụy Sĩ đây là ký hiệu dùng để chỉ chung cho mọi thương hiệu sử dụng máy quartz (pin) để hoạt động.

Japan Movt: Là ký hiệu trên đồng hồ đeo tay thể hiện tiêu chuẩn chất lượng và dành cho những bộ máy đến từ Nhật Bản.

Swiss Made: Với các dòng sản phẩm cao cấp đến từ Thụy Sỹ, họ luôn có tiêu chuẩn riêng để đánh giá chất lượng. Swiss Made là ký hiệu trên đồng hồ sử dụng máy từ Thụy Sĩ và phải có ít nhất 60% linh kiện đến từ nước này và do nhà máy của họ chứng nhận.

Made in…: Tương tự như các vật dụng khác, ký hiệu này thể hiện nơi sản xuất và lắp ráp của đồng hồ. Ví dụ: nếu bạn sản phẩm bạn đang sử dụng là Made in Vietnam tức đây là đồng hồ sản xuất tại Việt Nam.

Xem thêm: 

4. KÝ HIỆU MÀU SẮC

GF: Gold Filled. Từ viết tắt này có nghĩa là bọc vàng, phủ vàng. Tức là dùng vàng thật (thường là vàng 18K) bọc bên ngoài lõi thép không gỉ của dây, vỏ, … Để được gọi là bọc vàng thì khối lượng vàng bọc bên ngoài phải bằng ít nhất 5% khối lượng lõi bên trong.

GP: Gold Plated. Từ viết tắt này có nghĩa là mạ vàng. Tức là mẫu đồng hồ này được dùng vàng thật phủ một lớp mỏng vàng bên ngoài lõi thép không gỉ của dây, vỏ, … Tùy theo yêu cầu mà lớp vàng mạ dày hay mỏng, nếu mạ dày thì đó là GF.

PVD: Physical Vapor Deposition. Là phương pháp mạ chân không một lớp vật liệu cực mỏng phủ bên ngoài lõi thép không gỉ. Công nghệ này tạo ra lớp mạ cực kỳ khó phai và đạt độ cứng cao, đồng hồ mạ vàng/màu bằng công nghệ này có độ bền màu rất cao, không có tình trạng bong tróc.

RG: Rose Gold. RG là chữ viết tắt của chất liệu vàng hồng, một hợp kim vàng có màu pha giữa vàng và đỏ hoa hồng đầy cao quý. Trên đồng hồ, vàng hồng 18K thường được sử dụng. Chữ viết tắt trên đồng hồ RG thể hiện việc vỏ hay nhiều bộ phận khác được làm bằng vàng hồng.

TT: Two Tone. Two Tone cũng có thể được gọi là Demi – Đờ mi, một từ có nguồn gốc tiếng Pháp được người Việt dùng để chỉ các mẫu đồng hồ có phong cách 2 màu sắc (thường là màu vàng của kim loại vàng + màu bạc của thép không gỉ).

WG: White Gold. WG là hợp kim vàng có màu trắng bạc, trên đồng hồ thường dùng vàng trắng 18K làm vỏ (hoặc cả dây đeo). Chất liệu này không phải là Bạch Kim dù trên thực tế chúng có nghĩa tương tự trong tiếng Việt.

YG: Yellow Gold. YG là loại vàng thường thấy nhất trên đồng hồ và cả đồ trang sức, chúng chính là vàng 18K bình thường, có màu nhạt hơn vàng nguyên chất 24K, đồng hồ YG được ưa chuộng tại các nước châu Á hơn vàng hồng.

Pepsi: Blue & Red Bezel. Từ viết tắt này có nghĩa là Niềng Có Hai Màu Đỏ và Xanh Dương. Đây là một trường hợp viết tắt bằng từ mang tính tượng trưng bằng cách dùng tên gọi của Pepsi để gợi lên ấn tượng về màu sắc. Trên đồng hồ có niềng xoay, niềng Pepsi rất được ưa chuộng vì sự ấn tượng và cổ điển của nó.

5. KÝ HIỆU TÍNH NĂNG

WR: Water Resistant. WR là một trong những chữ viết tắt trên đồng hồ phổ biến nhất, thường xuất hiện trên mặt số, nắp lưng của đồng hồ để nhắc nhở người dùng khả năng chống nước của đồng hồ mọi lúc mọi nơi.

PR: Power Reserve. Chữ viết tắt trên đồng hồ PR được dùng để nói đến khả năng trữ cót của đồng hồ cơ tức thời gian hoạt động tối đa của đồng hồ ngay sau khi được tích cót tối đa (có thể dùng trên các loại đồng hồ khác trừ đồng hồ quartz dùng pin dùng 1 lần).

SL: Super-Luminova. SL là một chất liệu dạ quang đồng hồ sạc bằng ánh sáng không độc hại được phát minh bởi hãng Nemoto (Nhật Bản). SL hiện là chất liệu dạ quang rất được ưa chuộng hiện nay với khả năng sạc bằng ánh sáng trong nửa tiếng để có thể sáng 4, 5 tiếng sau đó.

GMT: Greenwich Mean Time. GMT nghĩa là Giờ Trung bình tại Greenwich nhưng trên đồng hồ, chữ viết tắt này cho biết đây là chiếc đồng hồ có chức năng múi giờ thứ 2 (giờ ở một nơi bất kỳ được thể hiện bằng một kim giờ thứ 2 có thể tùy chỉnh, khác với giờ trong thời gian chính của đồng hồ).

DD: Day/Date. Từ viết tắt này được dùng để chỉ đồng hồ có cả Lịch Ngày và Lịch Thứ. Lịch Thứ không quan trọng như Lịch Ngày và không quá cần thiết trên đồng hồ nhưng đồng hồ phải có Lịch Thứ hỗ trợ cho Lịch Ngày thì mới được xem là hoàn chỉnh về mặt kiểm soát thời gian.

MON/TUE/WED/THU/FRI/SAT/SUN: Là 3 ký tự viết tắt của lịch thứ trong tiếng anh. Theo thứ tự từ trái qua phải sẽ là thứ 2, 3, 4, 5, 6, 7 và chủ nhật. Tuy nhiên, một số mẫu đồng hồ chỉ lấy 2 ký tự đầu tiên nhưng về bản chất thì vẫn là như vậy.

Chronograph: Được xem khá phổ biến trong các ký hiệu trên đồng hồ đeo tay hiện nay. Chronograph là tính năng sử dụng cho mục đích đo thời gian đã trôi, thích hợp khi luyện tập hoặc thi đấu.

Tachymeter: Thường đi kèm với Chronograph, các phiên bản có ký hiệu trên đồng hồ là Tachymeter sẽ hỗ trợ người dùng đo tốc độ di chuyển dựa vào quãng đường và thời gian.

LED: Góp mặt trong đa số các ký hiệu trên đồng hồ điện tử, dùng để chỉ tính năng đèn LED có thể bật tắt bằng nút bấm. Thông qua tính năng này, bạn sẽ dễ dàng hơn khi sử dụng đồng hồ trong bóng tối.

6. KÝ HIỆU CHẤT LIỆU

SS: Stainless Steel. SS là chữ viết tắt trên đồng hồ cho biết chất liệu vỏ, dây được làm bằng thép không gỉ 316L. Thép không gỉ có nhiều loại, loại 316L chính là loại cao cấp trong lĩnh vực dân dụng, cứng cáp, bền bỉ, không gỉ sét, không nhiễm từ.

Ti: Titanium. Ti là chữ viết tắt của chất liệu kim loại Titan, thường được dùng để chỉ vỏ đồng hồ được làm bằng Titan. Kim loại này chống lại các quá trình oxy hóa khi sử dụng rất hoàn hảo, nó cũng rất nhẹ và bền chắc.

Sapphire: Dòng chữ thường xuyên xuất hiện trong mặt số của các sản phẩm cao cấp này chính là ký hiệu trên đồng hồ sử dụng kính sapphire. Là chất liệu kính cao cấp, có khả năng chống trầy xước tốt nên.

7. GENUINE DIAMOND

Là loại đá quý có giá trị nhất thế giới hiện nay, kim cương ngày càng trở nên khan hiếm và khó khai thác trong tự nhiên. Chính vì vậy, Genuine Diamond trở thành chứng chỉ nhằm đảm bảo các mẫu đồng hồ cao cấp sử dụng 100% kim cương thật.

Không chỉ dừng ở ký hiệu trên đồng hồ đeo tay, người dùng mua đồng hồ kim cương thật còn kèm theo phiếu Genuine Diamond nhằm đảm bảo tính minh bạch.

8. KÝ HIỆU VỀ ĐỘ CHỐNG NƯỚC

3ATM: Là một trong số các thông số trên đồng hồ đeo tay dùng để chỉ khả năng sử dụng trong môi trường nước của đồng hồ. 3ATM là mức cho phép bạn có thể rửa tay sinh hoạt hoặc đi mưa nhỏ.

5ATM: Nâng cấp hơn một chút, tại đây bạn có thể mang đi tắm rửa thoải mái cũng như không lo hư hỏng khi sử dụng trong trời mưa to.

10ATM: Thường được sử dụng cho các sản phẩm thể thao, tiêu chuẩn đồng hồ 10ATM hỗ trợ người dùng bơi dưới hồ nước một cách thoải mái.

20ATM: Tiêu chuẩn này là nâng cấp lớn khi ngoài bao gồm hết tất cả các mức trên, bạn còn sử dụng đồng hồ của mình dưới biển với áp suất cao. Đó cũng là lý do vì sao thợ lặn hay được trang bị đồng hồ 20ATM.

9. KÝ HIỆU VỀ CÁC CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG

Metas & Master Chronometer: Mới chỉ ra mắt vào năm 2014, do Omega làm việc cùng Viện Đo Lường Liên Bang Thụy Sĩ (Swiss Federal Institute for Metrology – METAS) nhằm tạo ra chứng nhận mới cho đồng hồ cơ. Các phiên bản sở hữu ký hiệu này phải có chứng chỉ COSC trước, tiếp tục vượt qua các bài kiểm tra điều kiện ngoài đời thực và có độ chính xác cao nhất từ 0 đến +5 giây/ngày.

Fleurier Quality Foundation (FQF): Để tăng mức độ nghiêm ngặt cho từng sản phẩm trước khi đến tay người dùng, chứng nhận chất lượng Fleurier được tạo ra vào năm 2001 bởi Chopard, Parmigiani và Bovet. Tiêu chuẩn này đi kèm hàng loạt tiêu chí thử nghiệm khác nhau, vừa đảm bảo chất lượng kỹ thuật và độ hoàn thiện, chính xác của sản phẩm.

Geneva Seal (Poinçon de Genève): Geneva được xem là một trong số những cái nôi của đồng hồ thế giới. Do đó, tại đây có những tiêu chuẩn riêng bắt buộc phải tuân thủ các truyền thống của nghệ nhân vùng Geneva. Các thương hiệu muốn có ký hiệu trên đồng hồ đeo tay phải nộp đăng ký, bộ máy cũng buộc lắp ráp từ vỏ, module đến kiểm tra cũng phải từ Geneva.

Chứng Nhận COSC: COSC là tổ chức kiểm soát độ chính xác đồng hồ cơ được sản xuất tại Thụy Sĩ của Thụy Sĩ. Những chiếc đồng hồ cơ đạt được chứng nhận COSC có sai số được đảm bảo nằm trong khoảng −4 đến +6 giây mỗi ngày.

10. CÁC KÝ HIỆU ĐỒNG HỒ ĐEO TAY KHÁC

LE: Limited Edition. LE được dùng để chỉ các mẫu đồng hồ có số lượng sản xuất được hạn chế ở một con số nào đó và sẽ không có thêm một mẫu nào khác cho dù thị trường có cần đến thế nào hay mua giá cao bao nhiêu. Đây là một hình thức tạo ra sự danh giá cho đồng hồ xa xỉ.

MOP: Mother of Pearl. MOP trên đồng hồ được dùng để chỉ xà cừ hoặc ánh xà cừ. Chúng mang đến một vẻ ngoài quý giá, màu sắc cuốn hút nhưng nền nã và tự nhiên cho đồng hồ, đặc biệt là đồng hồ nữ.

OEM: Original Equipment Manufacturer. Trên đồng hồ, OEM là nhà sản xuất thiết bị gốc tức là hãng đã sản xuất ra chiếc đồng hồ A nhưng đồng hồ A lại mang nhãn hiệu của hãng khác, hãng sản xuất đồng hồ OEM khá tiêu biểu trong thế giới đồng hồ thời trang đó là Fossil.

UTC: Coordinated Universal Time. UTC là chữ viết tắt của khái niệm Giờ Phối hợp Quốc tế được quy ước dựa trên chuẩn GMT nhưng chuẩn xác và tối ưu hơn. Chuẩn UTC về ngày và giờ được thực hiện đo đạc bằng phương pháp nguyên tử, UTC cũng là Giờ Quốc Tế hiện nay.

VPH: Vibrations per Hour. VPH có nghĩa là dao động mỗi giờ được dùng để chỉ nhịp đập tức dao động của Bánh Lắc đồng hồ cơ (có thể dùng để chỉ dao động của  tinh thể thạch anh nhưng hiếm). Hai dao động là một chu kỳ. BPH = VPH. Đồng hồ cơ Nhật Bản thường có 6 VPH mỗi giây, đồng hồ cơ Thụy Sĩ thường có 8 VPH mỗi giây.

Cyclops: là từ chỉ thấu kính phóng đại 2.5 lần (2.5X) thường gặp trên mặt kính tại vị trí Lịch Ngày của đồng hồ Rolex giúp xem Lịch Ngày dễ hơn. Sau này kính Cyclops đã trở nên khá phổ biến trên đồng hồ của các hãng khác.

EOL: Là viết tắt của từ “End-of-life”, thường xuất hiện trên những mẫu đồng hồ cơ hoặc năng lượng ánh sáng. Nếu sản phẩm có trang bị EOL thì khi sắp hết năng lượng, hệ thống sẽ báo động bằng cách kim giây chạy nhanh hơn bình thường gấp 2 hoặc 4 lần.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *