Dạ quang là vật liệu khá phổ biến, được áp dụng vào nhiều ngành nghề khác nhau như thời trang (quần, áo, balo, giày..), phụ kiện (đồng hồ) và nhiều lĩnh vực khác. Vậy thì dạ quang là gì, đồng hồ dạ quang là gì, ưu nhược điểm ra sao cũng như những thắc mắc thường gặp về loại vật liệu này. Cùng DWatch Luxury tìm hiểu chi tiết nhé !
TÌM HIỂU DẠ QUANG LÀ GÌ?
Dạ quang (hay còn gọi là lân quang) là một dạng phát quang mà ở đó, các phân tử của lân quang dễ dàng hấp thụ ánh sáng, chuyển hoá năng lượng photon thành năng lượng electron và giải phóng một phần năng lượng trở lại dạng photon.
Hiểu nôm na dạ quang là một hợp chất mà khi tiếp xúc với năng lượng ánh sáng, chúng hấp thụ nhanh chóng và sau đó rơi vào trạng thái phát sáng. Bạn có thể nhìn thấy dạ quang phát sáng bằng mắt thường trong điều kiện thiếu sáng.
PHÂN BIỆT DẠ QUANG VỚI HUỲNH QUANG
Hẳn là có rất nhiều người còn nhầm lẫn giữa dạ quang và huỳnh quang là một. Tuy nhiên hai hợp chất này lại hoàn toàn trái ngược nhau về nguyên lý.
Với dạ quang, khi hấp thụ đủ năng lượng ánh sáng thì chúng có thể phát sáng trong một khoảng thời gian nhất định ở môi trường thiếu sáng.
Với huỳnh quang, trong môi trường thiếu sáng, khi chiếu vào một vật có huỳnh quang thì chúng lập tức phát sáng và sẽ hết ngay nếu nguồn sáng biến mất.
Huỳnh quang được áp dụng nhiều vào những bản hiệu chỉ dẫn đường, quần áo của các cô chú lao công,… để hướng dẫn người đi đường tránh va chạm.
Dạ quang được áp dụng nhiều vào các lĩnh vực chế tác phụ kiện, đơn cử như đồng hồ đeo tay dành cho thợ lặn để họ dễ dàng nhìn thấy giờ trong bóng tối.
PHÂN LOẠI 3 CHẤT DẠ QUANG THƯỜNG GẶP NHẤT
Trải qua nhiều thập kỷ, dạ quang cũng thay đổi theo sự phát triển cùng các yêu cầu khắt khe về tính thân thiện với môi trường. Vậy thì dạ quang đồng hồ hiện nay đang sử dụng thuộc loại nào, cùng DWatch điểm qua 3 loại cơ bản sau:
1. RADIUM
Radium là hợp chất dạ quang có mặt đầu tiên trên thế giới, sử dụng vào năm 1898 và được phát minh bởi nhà vật lý học Marie Curie.
Radium là hợp chất của Radium và kẽm sunfua dùng để phủ lên kim đồng hồ, tuy nhiên do chưa hoàn thiện nên mức độ phát sáng không ổn định.
Sau này, Radium bị khai tử bởi sự độc hại (có thể gây ra bệnh ung thư, ngộ độc phóng xạ) từ tia gamma và khí radon trong quá tình điều tiết Radium.
2. TRITIUM
Những năm 50, Radium bị khai tử thì năm 60 – 70 là sự xuất hiện của dạ quang Tritium được đánh giá là an toàn và trở thành vật liệu sử dụng nhiều.
Tritium tạo thành từ quá trình sản sinh hạt beta năng lượng thấp từ nguyên tử hidro, Radium có thể phát quang liên tục mà không cần sạc.
Ánh sáng phát ra từ Radium cũng nhiều màu sắc nên Radium nhanh chóng được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp đồng hồ đeo tay của các hãng.
3. LÂN QUANG
Mặc dù lân quang được ứng dụng hàng ngàn năm trước trên các bức hoạ hoặc trang sức bởi những nước Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản. Tuy nhiên lân quang mới chính thức được người châu Âu nghiên cứu và chế tạo ra vật liệu phát sáng lên đồng hồ đeo tay, bằng cách phủ lên kim và cọc số chỉ giờ. Lân quang biết đến với nhiều dạng khác nhau như SuperLumiNova, LumiBrite, Nautilite, NoctiLumina,… là sự kết hợp giữa Stronti Aluminat (SrAl2O4) và kẽm sunfua (ZnS).
Ngày nay, lân quang là phổ biến nhất và được những ngành công nghiệp lớn như đồng hồ Nhật Bản và đồng hồ Thụy Sỹ ứng dụng vào sản xuất.
Có thể bạn muốn xem : Đồng Hồ Gmt Là Gì ? Cách Sử Dụng Đồng Hồ Gmt Như Thế Nào ?
ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA DẠ QUANG ĐỒNG HỒ
Không phải ngẫu nhiên mà dạ quang chỉ được sử dụng trên một số hãng, dòng đồng hồ nhất định. Lý do là bên cạnh ưu điểm thì vẫn tồn tại một số nhược điểm mà người dùng không thích.
1. ƯU ĐIỂM
Giúp đồng hồ phát sát trong môi trường thiếu sáng, giúp tăng tính thẩm mỹ cũng như hỗ trợ người dùng dễ dàng đọc được thời gian trên mặt đồng hồ.
Dạ quang trên đồng hồ cực kỳ phù hợp với những dòng đồng hồ lặn, đồng hồ thể thao,… vì nhóm người dùng này thường xuyên hoạt động trong bóng tối.
Ngoài ra thì dạ quang được áp dụng triệt để trên dòng đồng hồ quân đội bởi đặc thù của lĩnh vực này là hoạt động nhiều vào ban đêm và tránh kẻ thù phát hiện.
2. NHƯỢC ĐIỂM
Thời gian phát sáng ngắn và dường như không có tác dụng nhiều đối với khách hàng hàng phổ thông nên nhiều người không “mặn mà” với đồng hồ dạ quang.
Những dòng như đồng hồ thể thao, đồng hồ là sản phẩm sử dụng nhiều chất lân quang nhất do đặc thù trong mục đích sử dụng.